
Theo hãng tin AFP, Bộ trưởng Năng lượng Romania và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ đã ký kết dự thảo thỏa thuận liên chính phủ hợp tác trong dự án mở rộng và hiện đại hóa nhà máy điện hạt nhân Cernavoda tại khu vực đông nam Romania.
Theo dự thảo ký kết, Romania sẽ được tiếp cận năng lực chuyên môn và công nghệ của Mỹ. Bên cạnh đó, nhóm công ty đa quốc gia sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các lò phản ứng mới và nâng cấp lại một trong những lò đã có.
Đại sứ Mỹ tại Romania- Adrian Zuckerman cho biết:
“Romania đã chính thức có một công ty Mỹ rất sạch, đó là công ty AECom, công ty này sẽ chủ trì dự án trị giá $8 tỷ với sự hỗ trợ từ các công ty sạch của Romania, Canada và Pháp. Thỏa thuận về dự án này sẽ giúp Romania thoát khỏi mối nguy hiểm vốn có từ Trung Quốc.”
Nhận thấy các nước châu u ngày càng gia tăng cảnh giác với các khoản đầu tư từ Trung Quốc, trong tháng 6 năm qua Bucharest đã quyết định cắt đứt thỏa thuận với Công ty Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) về dự án hai lò hạt nhân mới.
Năm 2014, CGN từng là công ty duy nhất của Trung Quốc bỏ thầu khi Bucharest mở thầu dự án xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân, tuy nhiên CGN đã bị Mỹ liệt vào danh sách đen gồm các công ty bị Mỹ cáo buộc đánh cắp công nghệ ứng dụng cho quân đội.
Hai lò phản ứng hiện có của nhà máy điện hạt nhân hiện đang cung cấp khoảng 17% nguồn cung điện của Romania. Có 6 công ty châu u là GDF Suez, Iberdrola, CEZ, RWE, Enel và ArcelorMittal đã rời khỏi dự án xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân của Romania vì lo ngại về tương lai của dự án này.