Putin khẳng định việc máy bay Nga chở tù binh Ukraine bị bắn hạ có liên quan tới Mỹ
Phòng COVID-19 hãy nhớ: Rửa tay thường xuyênHo, hắt hơi vào khuỷu tay áoTránh chạm vào mặtCách xa nhau ít nhất 6 ft (gần 2 mét)Nếu nghi nhiễm hãy ở nhà
Đóng

Ngân hàng đầu tiên của người Việt là do cha của Công Tử Bạc Liêu lập nên

Tác giả Nguyễn Đức Hiệp đề cập trong cuốn Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam Kỳ từ giữa thế kỷ XX đến năm 1945 (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2018) ngân hàng đầu tiên của người Việt do ông Trần Trinh Trạch (cha công tử Bạc Liêu) và ông Lê Văn Gồng hoạt động rất thành công và phát triển
Việt Nam
Kevin Le ⊶ đã viết 1547 bài
Đăng lúc: 22/10/2019 02:52 PM
Ngân hàng đầu tiên của người Việt là do cha của Công Tử Bạc Liêu lập nên
Trụ sở công ty tín dụng An Nam. Ảnh tư liệu

Tác giả cho biết, cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, mọi hoạt động kinh tế quan trọng của Sài Gòn đều nằm trong tay người Pháp và người Hoa. Bị lép về về mặt kinh tế cũng như chính trị, những trí thức Việt Nam đầu tiên bước vào thương trường vận động một phong trào làm ăn của người Việt đi đầu là giới Phú Cường. Phong trào đó gọi là Minh Tân, khởi đầu từ đầu thế kỷ 20

Từ phong trào này, bên cạnh các thương hiệu hàng hóa của người Việt xuất hiện, cạnh tranh sòng phẳng với hàng hóa của Pháp,Hoa, Ấn trên thị trường còn xuất khẩu đi các nước. Công ty tín dụng An Nam ngân hàng đầu tiên của người Việt, với hai trụ cột Lê Văn Gồng, Trần Trinh Trạch (tức Hội đồng Trạch - cha công tử Bạc Liêu) được thành lập.

Ông Trần Trinh Trạch (Cha Công Tử Bạc Liêu). Ảnh tư liệuÔng Trần Trinh Trạch (Cha Công Tử Bạc Liêu). Ảnh tư liệu

Theo sách, Công ty Tín Dụng An Nam thành lập ngày 8/11/1926 có trụ sở tại 76 rue La Grandière (nay là đường Lý Tự Trọng Sài Gòn). Tại buổi họp ban đầu, điều lệ của công ty do ông Lê Văn Gồng soạn thảo đã xem xét, bàn luận và chấp thuận với số vốn ban đầu là 250.000 đồng từ 10.000 cổ phần, mỗi cổ phần 25 đồng. Ngày 24/8/1927, đại hội lần thứ 2, công ty chính thức hoạt động với trụ sở ở số 54 Pellerin (nay là Pasteur), với sự góp vốn của ông Trần Trinh Trạch, tức “Hội đồng Trạch”, một địa chủ giàu có ở Bạc Liêu. Đây là sự tham gia có ý nghĩa vì qua đó công ty có triển vọng hoạt động bền vững, lâu dài nhằm đạt được sự tin tưởng của khách hàng

Một tờ quảng cáo của công ty tín dụng An Nam. Ảnh tư liệuMột tờ quảng cáo của công ty tín dụng An Nam. Ảnh tư liệu

Theo báo cáo hoạt động của công ty, tính đến tháng 6/1928, sau 10 tháng đầu tiên hoạt động, công ty đã lời 18.192 đồng. Tiền ký gửi của khách hàng được lãi 4% và cho tiền tiết kiệm mỗi năm là 5%.
Đến năm 1939, công ty mua lại tòa nhà ở góc đường Charner và Ohier (cạnh Tòa hòa giải) của công ty Pháp Sociéte Marseillaise d’Outre-Mer. Số tiền bỏ ra là 120.000 đồng, trong đó 78.000 đồng là mua nhà và đất, 41.500 đồng là dùng tu bổ và trang bị lại tòa nhà. Công ty sau đó dời trụ sở từ đường Pellerin đến trụ sở 117 đường Charner. Tòa nhà mới này là trụ sở của Công ty An Nazm bảo hiểm xe hơi.
Sau 12 năm hoạt động, dưới sự điều hành của ông Lê Văn Gồng, từ lúc thành lập năm 1927 với số vốn 250.000 đồng, công ty đã tăng trưởng hơn 5 lần và có hơn 1 triệu đồng trong tài khoản khách hàng.

Thích bài viết này
Có thể quý vị quan tâm
Tin Tức & Thương Mạivietpage.com (Việt Page dot Com)