Putin khẳng định việc máy bay Nga chở tù binh Ukraine bị bắn hạ có liên quan tới Mỹ
Phòng COVID-19 hãy nhớ: Rửa tay thường xuyênHo, hắt hơi vào khuỷu tay áoTránh chạm vào mặtCách xa nhau ít nhất 6 ft (gần 2 mét)Nếu nghi nhiễm hãy ở nhà
Đóng

Tại sao có nhiều loại âm thanh khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu khi nghe?

Những loại âm thanh tạo ra do ma sát như tiếng cào tay lên bảng đen hoặc tiếng em bé khóc, mèo kêu làm người nghe có cảm giác khó chịu. Các thí nghiệm của các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Khám Phá
Long Pham ⊶ đã viết 795 bài
Đăng lúc: 20/03/2020 11:10 AM
Tại sao có nhiều loại âm thanh khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu khi nghe?
Ảnh minh họa

Nghiên cứu của giáo sư Michael Oehler, thuộc trường Đại học Khoa học Thực hành Macromedia (Đức) cho biết, những âm thanh gây cảm giác khó chịu thường nằm trong tần số 2000Hz – 4000Hz và tai người rất nhạy cảm với những âm thanh thuộc tần số trên. Đồng thời ông Oehler chỉ ra hình dạng của ống tai và nhận thức của con người là nguyên nhân dẫn đến cảm giác khó chịu với những loại âm thanh trên.

Ống tai đã tiến hóa khuếch đại những tần số quan trọng để con người giao tiếp. Với những âm thanh phát ra trong tần số 2000Hz – 4000Hz có tính chất cộng hưởng và truyền đi hiệu quả, dẫn đến cơ thể phản ứng lại dải tần số này rất mạnh mẽ.

Một thí nghiệm của nhóm nhà nghiên cứu thực hiện trên hai nhóm người: một nửa nghe những âm thanh thô, một nửa còn lại nghe những bài nhạc. Trong quá trình nghe nhạc họ sẽ được đo nhịp tim, huyết áp và độ dẫn điện của da. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra những âm thanh gây khó chịu đã thay đổi đáng kể tính dẫn điện của da, nhìn thấy được cơ thể đang phản ứng một cách căng thẳng.

Trước đó phát hiệu của ông Oehler việc cảm thấy khó chịu hay dễ chịu là do cảm nhận của mỗi người. Theo kết luận đó, thì âm thanh phát ra từ ma sát không thực sự gây khó chịu nếu không nghĩ quá tệ về nó.

Phân tích sâu hơn nghiên cứu trên báo Journal of Neuroscience năm 2012 phát hiện ra những âm thanh phát ra từ sự ma sát có tác động đến sự truyền tín hiệu giữa vùng não liên quan đến thính giác và một vùng não khác liên quan đến cảm xúc.

Cụ thể thí nghiệm với 13 người với 74 âm thanh khác nhau và sử dụng thiết bị chụp hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để hiểu phản ứng não bộ với những âm thanh khác nhau. Kết quả là khi nghe những âm thanh “khó chịu”, sẽ xuất hiện sự tương tác của vùng não thính giác, chịu trách nhiệm xử lý âm thanh, và vùng amygdala (hạch hạnh nhân), phụ trách các phản ứng tiêu cực của cơ thể.

Ảnh chỉ ra vùng amygdala (hạch hạnh nhân) trong não.Ảnh chỉ ra vùng amygdala (hạch hạnh nhân) trong não.

Hơn thế nữa, những âm thanh càng ác cảm, càng khó chịu thì tín hiệu truyền 2 vùng não này càng lớn.

Sukhbinder Kumar, một nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle, nói với Live Science vào năm 2012: "Đó là một tín hiệu khó chịu xảy ra từ vùng não thính giác đến hạch hạnh nhân".

Cũng theo nghiên cứu Kumar năm 2011, khoảng tần số nhạy cảm nhất với tai người là từ 2000 Hz – 5000 Hz, kết quả tương tự với kết quả của những nghiên cứu khác.

#âm thanhViết bởi Long Pham (Việt Page News)
Theo newscientist.com
Thích bài viết này
Có thể quý vị quan tâm
Tin Tức & Thương Mạivietpage.com (Việt Page dot Com)