Putin khẳng định việc máy bay Nga chở tù binh Ukraine bị bắn hạ có liên quan tới Mỹ
Phòng COVID-19 hãy nhớ: Rửa tay thường xuyênHo, hắt hơi vào khuỷu tay áoTránh chạm vào mặtCách xa nhau ít nhất 6 ft (gần 2 mét)Nếu nghi nhiễm hãy ở nhà
Đóng

Trung Quốc có thể sẽ phải "nếm trái đắng" nếu tiếp tục cứng rắng với Ấn Độ và làm căng thẳng leo thang

Sau những chuỗi ngày căng thẳng leo thang, Trung Quốc vẫn mạnh tay với Ấn Độ ở biên giới, nhưng họ dường như đang đánh giá thấp hậu quả khi xảy ra chiến tranh.
Thế Giới
Kevin Le ⊶ đã viết 1547 bài
Đăng lúc: 23/06/2020 10:31 AM
Trung Quốc có thể sẽ phải
Hình ảnh người dân Ấn Độ đốt hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Nguồn: Reuters/Adnan Abidi)

Sau vụ ẩu đả ngày 15 tháng 6, truyền thông Ấn Độ tố cáo quân đội Trung Quốc xây đập chặn sông, ngay sau đó đã bỏ chặn lúc binh sĩ Ấn Độ tới gần, do đó dẫn đến vỡ đập, sức nước quá mạnh khiến nhiều binh sĩ bị ngã. Binh lính Trung Quốc đã dùng gậy sắt tấn công binh sĩ Ấn Độ, khoảng hơn 20 lính Ấn Độ thiệt mạng, về quân đội Trung Quốc cũng có xảy ra thương vong nhưng nước này không thông tin.

Khu vực tranh chấp tại biên giới trên vùng núi cao Himalaya, Trung Quốc và Ấn Độ, nơi 2 quốc gia này đã từng thống nhất không đụng độ bằng súng đạn, theo các thỏa thuận ký năm 1996 và 2005. Tuy nhiên, sau vụ ẩu thỏa thuận giữa họ bị lung lay nghiêm trọng.

Vụ tranh chấp xảy ra trong lúc Trung Quốc đang từng bước xây dựng lực lượng, cơ sở hạ tầng và gia tăng các cuộc tuần tra xung quanh Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) tại biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Chuyên gia cấp cao tại Quỹ Marshall của Đức, Andrew Small đưa ra quan điểm:

Quân đội Trung Quốc đang củng cố vị trí của họ tại nhiều địa điểm, không chỉ đơn giản là tiến hành các cuộc tuần tra phía bên kia LAC, mà còn xây dựng cơ sở hạ tầng và xuất hiện liên tục.

Bình luận viên Emma Graham-Harrison của Guardian cho rằng:

Vụ ẩu đả đổ máu như tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ không thể xảy ra, nếu không nhận được sự đồng ý từ những lãnh đạo cấp cao tại Trung Quốc.

Cuộc ẩu đả gây nên cái chết của những binh sĩ Ấn Độ cũng là lúc thỏa thuận ngầm về việc tránh gây tử vong giữa hai nước có thể chấm dứt, có khả năng khiến cả toàn dân Ấn Độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Điều này không thể tránh việc để lại những hậu quả lâu dài trong lĩnh vực kinh tế và ngoại giao đối với Trung Quốc.

Xét đến tình hình hiện tại, Emma Graham-Harrison nói thêm:

Trung Quốc rõ ràng không nên vướng phải các rắc rối với các nước láng giềng, bởi Trung Quốc đang phải đương đầu với nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Trung Quốc bị Covid-19 tàn phá, Hong Kong cũng bất ổn sau khi Bắc Kinh công bố kế hoạch áp luật an ninh cho đặc khu.

Trong lúc này quan hệ của Trung Quốc về mọi mặt với Mỹ đang theo đà “tuột dốc không phanh”. Trung Quốc còn căng thẳng với Australia sau khi Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về Covid-19, đồng thời đang trong thế đối đầu với Canada về việc xem xét dẫn độ Mạnh Vãn Chu, con gái Nhậm Chính Phi, người sáng lập kiêm tổng giám đốc của Tập đoàn công nghệ Huawei.

#trung quốc#ấn độViết bởi Kevin Le (Việt Page News).
Thích bài viết này
Có thể quý vị quan tâm
Tin Tức & Thương Mạivietpage.com (Việt Page dot Com)