Động đất làm rung chuyển thành phố New York
Phòng COVID-19 hãy nhớ: Rửa tay thường xuyênHo, hắt hơi vào khuỷu tay áoTránh chạm vào mặtCách xa nhau ít nhất 6 ft (gần 2 mét)Nếu nghi nhiễm hãy ở nhà
Đóng

Một số phương pháp cơ bản để tự kiểm tra xem bạn có nguy cơ bị đột quỵ hay không, F.A.S.T và "Đứng 1 chân"

"Đột quỵ" đang dần trở nên phổ biến hơn và có xu hướng trẻ hoá. Không chỉ ở những người lớn tuổi, có sức khoẻ yếu mà những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ đột quỵ nếu không có kế hoạch sinh hoạt, vận động hợp lý.
Kiến ThứcKhám Phá
Kevin Le ⊶ đã viết 1547 bài
Đăng lúc: 13/12/2020 04:19 PM
Một số phương pháp cơ bản để tự kiểm tra xem bạn có nguy cơ bị đột quỵ hay không, F.A.S.T và
Ảnh minh họa (Nguồn: AAMC)

Mỗi năm thế giới có hàng triệu người là nạn nhân của đột quỵ, rất nhiều trong số đó diễn biến xấu và tử vong. Theo thống kê, có xấp xỉ 28% trường hợp đột quỵ là ở những người dưới 65 tuổi và số ca đột quỵ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm ở đối tượng trên 55 tuổi. Có những người trẻ qua đời vì đột quỵ dù không hề có các nguy cơ điển hình của bệnh như thừa cân, hút thuốc hay nhậu nhẹt quá nhiều...

Để biết bản thân có nguy cơ bị đột quỵ, nhiều người sẽ nghĩ đến việc đi khám sức khoẻ với những phương pháp chụp chiếu kiểm tra phức tạp và tốn kém. Tuy nhiên, còn có một phương pháp kiểm tra nguy cơ đột quỵ phổ biến gần đây đó là thử thách "đứng 1 chân".

Bác sĩ Yasuharu Tabara của Nhật Bản đã thực hiện nghiên cứu trên gần 1,400 nam nữ có độ tuổi trung bình là 67 tuổi, yêu cầu họ đứng thăng bằng một chân trong 1 phút và quét MRI để đánh giá các mạch máu nhỏ trong não của họ.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy người có khả năng giữ thăng bằng ít hơn 20 giây đều có một số vấn đề tổn thương ở mạch máu nhỏ, có thể dẫn đến tổn thương não không triệu chứng. Tuy nhiên, thử nghiệm này không thể đưa ra một đánh giá chính xác khi mới chỉ thực hiện ở những người tuổi trung bình 67 tuổi, đối tượng dễ các gặp các vấn đề về tuổi già, bệnh xơ vữa mạch máu, đặc biệt là những người bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp.

Do đó, thử thách "đứng 1 chân" chỉ giúp chúng ta kiểm tra bản thân CÓ THỂ có nguy cơ bị đột quỵ hay không mà thôi. Để phát hiện chính xác những nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn trong cơ thể, chúng ta vẫn cần phải tới những cơ sở y tế uy tín được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn.

Hiện tại, ngoài các biện pháp y tế thì để đánh giá nguy cơ đột quỵ vẫn chính xác vẫn là FAST, đây được coi là tiêu chuẩn chung để giúp sớm xác định dấu hiệu đột quỵ, sớm đưa người bệnh đi cấp cứu tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Kiểm tra nguy cơ đột quỵ theo tiêu chuẩn F.A.S.T bao gồm:

Face: Có nếp nhăn ở mũi, mặt bị xệ một bên khi cố gắng mỉm cườiArm: Khó hoặc không thể cầm, nắm, đi lại.Speech: Đột ngột rối loạn lời nói, không nói được hoặc khó có thể nói được một cách bình thường.Time: Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm xuất hiện các triệu chứng trên để thông báo với nhân viên y tế.

Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng tiêu chuẩn BEFAST với:

Balance: Mất thăng bằng, gục xuống cũng có thể là một dấu hiệu.Eye: Đột ngột mất thị lực 1 mắt hoặc cả 2 mắt.

Mặc dù vẫn có cách để kiểm tra nguy cơ bị đột quỵ, nhưng quan trọng hơn cả thì chúng ta cần phải có chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống điều độ, vận động vừa sức để ngăn chặn các nguy cơ tiềm tàng cũng như giữ cơ thể khoẻ mạnh khỏi các căn bệnh khác.

#đột quỵ#nhận biết đột quỵViết bởi Kevin Le (Việt Page News).
Thích bài viết này
Có thể quý vị quan tâm
Tin Tức & Thương Mạivietpage.com (Việt Page dot Com)