Động đất làm rung chuyển thành phố New York
Phòng COVID-19 hãy nhớ: Rửa tay thường xuyênHo, hắt hơi vào khuỷu tay áoTránh chạm vào mặtCách xa nhau ít nhất 6 ft (gần 2 mét)Nếu nghi nhiễm hãy ở nhà
Đóng

Mỹ đang dồn quân và hỏa lực mạnh về châu Á nhằm chuẩn bị cho việc đối phó Trung Quốc

Khi tên lửa Trung Quốc bao trùm chuỗi đảo thứ nhất, Mỹ đã tiến hành di chuyển quân và tên lửa sang chuỗi đảo thứ 2, lấy đảo Guam làm mắt xích quan trọng nhằm đối phó Trung Quốc.
Hoa Kỳ
Kevin Le ⊶ đã viết 1547 bài
Đăng lúc: 01/09/2020 10:20 AM
Mỹ đang dồn quân và hỏa lực mạnh về châu Á nhằm chuẩn bị cho việc đối phó Trung Quốc
Ảnh minh họa - Nguồn: US Navy.

Mới đây, chuyến thăm lịch sử của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tới Palau ngày 28 tháng 8 đã cho thấy Mỹ đã tiến hành chiến lược tái bố trí lực lượng quân sự về châu Á. Mỹ đang củng cố chuỗi đảo thứ hai và bớt tập trung vào chuỗi đảo thứ nhất.

Chuỗi đảo thứ nhất xuất phát từ cực nam đảo Kyushu, chạy qua các quần đảo Okinawa và Lưu Cầu tới phía bắc đảo Luzon của Philippines. Chuỗi đảo thứ hai cũng bắt đầu từ Nhật Bản nhưng cách xa Trung Quốc đại lục, đi qua các quần đảo Palau, Micronesia, Guam và kết thúc ở Indonesia.

Hai chuỗi đảo này đóng vai trò như các phên giậu của Mỹ, ngăn cản Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.

Ngược lại, Trung Quốc lấy các mắt xích trong hai chuỗi đảo trên làm mục tiêu trong các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo. Chiến lược ngăn chặn xâm nhập (A2/AD) của Bắc Kinh đề ra nhằm đẩy các lực lượng Mỹ càng xa Trung Quốc đại lục.

Trong các báo cáo thường niên gửi Quốc hội Mỹ, Mỹ cho biết tên lửa đạn đạo Trung Quốc đã vươn tới hầu hết các căn cứ trong chuỗi đảo thứ nhất, bao gồm các căn cứ ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Palau - một đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương với dân số chỉ vài chục ngàn người nằm cách Guam khoảng 1,200km về phía tây nam. Palau được dự báo sẽ trở thành một mắt xích trong chuỗi đảo thứ hai.

Quốc đảo này vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ với Đài Loan và Mỹ dưới thời tổng thống Palau Tommy Remengesau, bất chấp áp lực từ Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Palau, hai nước Mỹ và Palau đã thỏa thuận cho phép Washington thiết lập căn cứ quân sự ở Palau. Và để công bằng, các công dân Palau có thể gia nhập quân đội Mỹ.

Nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Viện nghiên cứu RAND (Mỹ) Derek Grossman nhận định: “Chuyến thăm kéo dài chưa đầy 3 giờ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho thấy Washington đang ngày càng xem trọng ý nghĩa chiến lược và quân sự của các nước trong Hiệp ước Liên kết tự do (COFA) gồm Palau, Micronesia và quần đảo Marshall.”

#trung quốc#biển đôngViết bởi Kevin Le (Việt Page News).
Thích bài viết này
Có thể quý vị quan tâm
Tin Tức & Thương Mạivietpage.com (Việt Page dot Com)