Động đất làm rung chuyển thành phố New York
Phòng COVID-19 hãy nhớ: Rửa tay thường xuyênHo, hắt hơi vào khuỷu tay áoTránh chạm vào mặtCách xa nhau ít nhất 6 ft (gần 2 mét)Nếu nghi nhiễm hãy ở nhà
Đóng

Nhìn lại những vụ phá sản lịch sử của các công ty lớn Mỹ trong năm 2019

Năm 2019 đã từng được kỳ vọng sẽ mang tới tia hy vọng cho ngành hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Bên cạnh những doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc thì có không ít những chuỗi hàng bán lẻ công bố phá sản.
Hoa KỳBusiness
Kevin Le ⊶ đã viết 1547 bài
Đăng lúc: 30/12/2019 09:35 AM
Nhìn lại những vụ phá sản lịch sử của các công ty lớn Mỹ trong năm 2019
Ảnh minh họa (Wikipedia Commons)

1 - Barneys New York

Sau khi tuyên bố đóng cửa hàng 1 ngày để trùng tu cửa hàng thì nhãn hàng thời trang ngoại cỡ trên đã thông báo phá sản vì không thể duy trì nguồn vốn. Tuy nhiên, công ty sau này đã thành công trong việc tìm người nhượng lại chuỗi cửa hàng rồi đổi sáp nhập thành Authentic Brands.

2 - Diesel USA

Nhà bán lẻ trên đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 3 và đóng cửa các cửa hàng trong chuỗi của mình. Bên cạnh đó, công ty đã tái cấu trúc lại bằng cách thành lập những cửa hàng nhỏ hơn để dễ quản lý dòng tiền. Người đại diện công ty cho biết:

Chúng tôi vẫn đang trong quá trình thương thảo với các chủ nhà để có thể đóng cửa những địa điểm làm ăn thua lỗ trong chuỗi.

3 - Forever 21

Nhà bán lẻ quần áo dành cho giới trẻ mới gần đây đã tuyên bố phá sản vào tháng 9. Công ty trên đã có kế hoạch đóng tới 178 cửa hàng và rút lui dần khỏi thị trường châu u và châu Á bởi không thể thu hút khách hàng bằng những chiêu giảm giá kịch sàn của mình.

4 - Charming Charlie

Chuỗi cửa hàng nổi tiếng bởi bán lẻ trang sức và phụ kiện đã đóng toàn bộ 261 cửa hàng của mình. Sau những ngày dài tìm cách cắt giảm nợ và giảm chi phí tất cả là không đủ để xoay vòng vốn. Kết quả là, công ty đã đóng cửa tất cả các cửa hàng vào cuối tháng 8.

5 - Fred’s

Nhiều người tiêu dùng đã vô cùng nuối tiếc khi phải chứng kiến sự ra đi của nhãn hàng có tuổi đời trên 70 năm này. Họ đã đóng toàn bộ cửa hàng của mình và thanh lý thương hiệu một cách nhanh chóng vào tháng 9 năm nay.

6 - Beauty Brands

Thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm mới đây đã tuyên bố phá sản và đóng cửa toàn bộ 58 điểm bán hàng của mình. Chỉ sau đó một thời gian ngắn, chuỗi bán lẻ trên đã được mua lại bởi Hilco Merchant Resources.

7 - Destination Maternity

Vì khoản nợ quá lớn và không thể xoay hồi vốn, công ty trên đã vật lộn với khoản nợ lên tới 244 triệu USD và tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, thương hiệu trên gặp trắc trở khi nhượng thương hiệu nhưng không ai mua nên đành phải thanh lý công ty của mình.

8 - Gymboree

Vào hồi tháng 1 năm 2019 vừa qua, chuỗi hàng bán lẻ thời trang trẻ em đã tuyên bố đóng cửa sau thời gian dài làm ăn thua lỗ. Công ty này đã đóng cửa phần lớn trong số 900 cửa hàng tại thời điểm đó, bao gồm các thương hiệu Gymboree, Janie & Jack và Crazy 8. Cuối cùng công ty đã được mua lại bởi Children’s Place với giá 76 triệu USD.

9 - Z Gallerie

Công ty trang trí nhà Z Gallerie nộp đơn phá sản vào tháng 3, đóng cửa 17 trong số 76 cửa hàng. Z Gallerie bị nợ tồn đọng 138 triệu USD vào thời điểm đó và số dư tiền mặt chưa đến 2 triệu USD.

10 - Shopko

Shopko đã bị buộc phải đóng cửa vào hồi đầu năm nay. Vào thời điểm nộp đơn phá sản, công ty này tuyên bố họ đang tái cấu trúc hoạt động và đóng cửa 38 cửa hàng trong quá trình này. Tuy nhiên, Shopko đã thất bại trong việc tái cấu trúc và cuối cùng phải đóng cửa sau 57 năm kinh doanh.

11 - Payless ShoeSource

Chuỗi bán lẻ trên đã đóng cửa hơn 2000 cửa hàng của mình vì không có nhà đầu tư hứa hẹn nào tiến tới. Công ty đã thanh lý tài sản. Đây là lần phá sản thứ hai của Payless. “Có vẻ như nhãn hàng trên cần hoạch định lại chiến lược kinh doanh của mình” - Một chuyên gia tài chính cho biết.

Thích bài viết này
Có thể quý vị quan tâm
Tin Tức & Thương Mạivietpage.com (Việt Page dot Com)