Động đất làm rung chuyển thành phố New York
Phòng COVID-19 hãy nhớ: Rửa tay thường xuyênHo, hắt hơi vào khuỷu tay áoTránh chạm vào mặtCách xa nhau ít nhất 6 ft (gần 2 mét)Nếu nghi nhiễm hãy ở nhà
Đóng

Chủng virus "đột biến kép" đang gây "bão" COVID-19 tại Ấn Độ là gì và nó nguy hiểm đến mức nào?

Ấn Độ đang vật lộn với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai, với tổng số ca nhiễm mới mỗi ngày là hơn 300,000 ca. Nguyên nhân của sự khủng hoảng tại quốc gia Đông Nam Á này là do B.1.167- một loại biến chủng virus có độc lực mạnh hơn và khả năng lây nhiễm cao hơn các chủng virus khác.
Thế Giới
Nhật Long ⊶ đã viết 1100 bài
Đăng lúc: 26/04/2021 03:14 PM
Chủng virus
Hình ảnh 2 bệnh nhân COVID-19 tại Ấn Độ phải nằm chung 1 dường bệnh - Nguồn: Reuters.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Kristian Andersen từ Viện Nghiên cứu Scripps nhận định:

Tình hình ở Ấn Độ gần giống với Brazil, Nam Phi và Iran, những đất nước này đã ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 trong đợt bùng phát dịch đầu tiên. Và họ đã đạt được mức độ miễn dịch cộng đồng nhất định.

Tuy nhiên, khi sức miễn dịch của cộng đồng suy giảm, các biến chủng mới xuất hiện và gây nên đợt bùng phát dịch mới, có thể điều này đã xảy ra ở Ấn Độ.

Trong những tuần gần đây, cả số ca nhiễm mới lẫn số ca tử vong đều gia tăng kỷ lục. Mỗi ngày, quốc gia Nam Á này ghi nhận hơn 300,000 ca nhiễm mới. Nguyên nhân là do một chủng virus nguy hiểm gây nên, đó là biến chủng B.1.167.

Theo tạp chí khoa học Nature, đây là biến chủng vượt trội nhất ở Maharashtra, tiểu bang đông dân thứ hai của quốc gia Nam Á này. Gần đây, truyền thông gọi B.1.167 là “đột biến kép”. Vì nó chứa hai đột biến xuất hiện ở các chủng virus nguy hiểm khác, bao gồm: đột biến L452R và E484Q.

Đột biến căn bản là một quá trình thông thường trong sự tiến triển của virus. Mặc dù đột biến là vô hại, không ảnh hưởng đến cách virus hoạt động, nhưng một số dạng đột biến làm biến đổi các phân tử protein mà virus dùng để xâm nhập tế bào con người, điều này làm gia tăng độc lực, tăng khả năng lây nhiễm và kháng vắc-xin.

Đột biến L452R xuất hiện nhiều ở tiểu bang California, Mỹ. Theo một nghiên cứu mới được công bố, L452R xuất hiện trên 50% số ca nhiễm ở tiểu bang California kể từ đầu 2021. Chúng khiến khả năng lây lan của virus tăng 20%, và có độc lực cao hơn chủng virus thông thường.

Đột biến E484Q có mối liên hệ với các dạng đột biến trong các biến chủng được phát hiện ở Nam Phi và Brazil. Dạng đột biến này cũng làm tăng độc lực và khả năng lan truyền của virus.

Theo Andersen, “đột biến kép” ít có ý nghĩa về mặt khoa học, vì căn bản, virus COVID-19 luôn đột biến. Có vô số dạng đột biến kép đã được sinh ra. Do đó, chủng virus tại Ấn Độ không nên được gọi bằng thuật ngữ này.

Như vậy, B.1.167 không chỉ chứa hai dạng đột biến, mà biến chủng B.1.617 có chứa hai đột biến "nổi tiếng" là L452R và E484Q. Ngoài ra, trong B.1.617 còn 11 đột biến khác.

Theo dữ liệu của GISAID, có tới 43 chủng virus khác tại Ấn Độ chứa cả hai dạng đột biến L452R và E484Q.

Theo các nghiên cứu mới cho thấy, hai dạng đột biến nguy hiểm trong biến chủng B.1.167 có thể khiến virus tấn công hệ miễn dịch dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều khả năng vắc-xin COVID-19 vẫn có tác dụng đối với biến chủng này, nhưng hiệu quả thấp hơn.

“Đối với những người có phản ứng miễn dịch kém, nhiều khả năng vắc-xin chỉ giúp họ tránh bị diễn biến nặng và tử vong, chứ không tránh khỏi bị lây nhiễm”, Giáo sư Ravi Gupta của Đại học Cambridge chia sẻ trên Twitter.

Theo Giáo sư Ravi Gupta:

Người đã từng mắc COVID-19 vẫn có thể nhiễm các biến chủng mới. Việc tái lây nhiễm khi khả năng miễn dịch suy giảm có thể là nguyên nhân gây nên làn sóng dịch thứ hai ở Ấn Độ.

Tiến sĩ Jeremy Kamil từ Đại học Louisiana cho rằng:

Đợt tái bùng phát dịch thứ 2 tại Ấn Độ phần lớn là do B.1.1.7. Biến chủng này có khả năng lây nhiễm cao hơn 50% và tỷ lệ tử vong cao hơn 60% so với chủng virus thông thường. Tuy vậy, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến làn sóng dịch thứ hai vẫn là do hành vi của con người.

#covid-19#ấn độViết bởi Nhật Long (Việt Page News).
Thích bài viết này
Có thể quý vị quan tâm
Tin Tức & Thương Mạivietpage.com (Việt Page dot Com)